Starity

sheilahrumbold profilja

sheilahrumbold  
  • Statisztika
  • 0 hozzászólást írt
  • 0 témát indított
  • 0 véleményt írt
  • 0 cikket írt
  • 0 barátja van
  • 0 szavazatot kapott
  • Csatlakozott
  • 2021. október 29.
  • Csoport
  • Tag
  • Titulus
  • új tag

sheilahrumbold még nem állította be a státuszát

sheilahrumbold
Utoljára aktív: 2021.10.29. 10:10Státusz módosítva: Ma, 01:15

Mi újság nála?

Még nem történt vele semmi.

Bemutatkozás


Hiểu biết về chủ nghĩa Hiến pháp
Chúng ta ai cũng biết Hiến pháp là đạo luật tối cao của Việt Nam nói riêng cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới nói riêng. Vậy chủ nghĩa Hiến pháp là gì? Đó có phải là chủ nghĩa đề tôn pháp luật lên hàng đầu, với Hiến pháp là thượng tôn hay có sự khái niệm nào khác nữa chúng ta sẽ đi tìm hiểu cụ thể chủ nghĩa Hiến pháp.
Chủ nghĩa Hiến pháp là gì?
Chủ nghĩa Hiến pháp hay với tên tiếng Anh đó là constitutionalism còn được gọi là chủ nghĩa hiến pháp hay chủ nghĩa lập hiến là khái niệm xuất phát từ học thuyết chính trị của John Locke về nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chủ nghĩa lập hiến này, nhưng theo nghĩa khái quát, có thể hiểu đó là một tập hợp ý tưởng, thái độ và khuôn mẫu hành động phản ánh nguyên tắc là quyền lực của Nhà nước xuất phát từ người dân và bị giới hạn bởi HIến pháp.
Nhìn chung thì chủ nghĩa hiến pháp là một khái niệm phức tạp, trong đó có yếu tố trung tâm là các cơ quan và chức năng nhà nước không được tự do làm bất cứ điều gì mà họ muốn, theo bất kỳ cách thức nào mà họ thích; tuy nhiên phải bị ràng buộc bởi những giới hạn về quyền lực và thủ tục được quy định trong Hiến pháp - đạo luật tối cao của mỗi quốc gia. Vì thế, có thể nói rằng cốt lõi của chủ nghĩa hiến pháp là ý tưởng về một Nhà nước bị giới hạn quyền luật và bị kiểm soát bởi Hiến pháp.
Từ một góc độ khác, chủ nghĩa hiến pháp đề cập đến một hệ thống các nguyên tắc và giá trị hiến định, phản ánh nguyện vọng bảo vệ các quyền và tự do của con người thông qua việc thiết lập các thiết chế và biện pháp kiềm chế bên trong và bên ngoài đối với quyền lực của chính quyền. Các nguyên tắc và giá trị đó bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn trong các vấn đề như pháp quyền, phân công và kiểm soát quyền lực, các quyền và tự do cơ bản của con người… Từ nguyên lý của chủ nghĩa hiến pháp, quyền lực của nhà nước là không tuyệt đối, phải có giới hạn và bị kiểm soát bị giới hạn được quy định bởi pháp luật. Hiến pháp phải là công cụ chính và quan trọng nhất để xác lập những giới hạn và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiến pháp đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa quyền lực của Nhân dân và quyền lực của Nhà nước bằng cách xác lập các nguyên tắc sau:
Quyền lực nguyên thủy và tuyệt đối trong xã hội thuộc về nhân dân.
Quyền lực nhà nước chỉ là phái sinh do Nhân dân trao cho và có sự giới hạn cũng như phải chịu sự kiểm soát.
Những hành động tùy tiện của cơ quan quan chức nhà nước phải bị ngăn chặn bằng Hiến pháp và pháp luật.
Các quyền về con người chính là tự nhiên vốn có không phải do Nhà nước ban phát. Việc của nhà nước là phải ghi nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền đó cho tất cả mọi người trên cơ sở là bình đẳng.
Xem thêm công ty luật
Mối liên hệ giữa chủ nghĩa Hiến pháp với một số phạm trù có liên quan
Chủ nghĩa hiến pháp và dân chủ
Dân chủ còn có tên tiếng Anh là democracy, dân chủ cũng có nhiều định nghĩa khác nhau tuy nhiên từ một góc độ khái quát nhất thì dân chủ có thể được hiểu là một thể chế hoặc môi trường xã hội mà cho phép tất cả các cá nhân, các nhóm và các chủ thể khác có cơ hội bình đẳng để tham gia các tiến trình và hoạt động chính trị một cách đầy đủ thực sự.
Như vậy về nếu xét về bản chất của dân chủ và chủ nghĩa hiến pháp chia sẻ quan điểm chung về vị trí, vai trò của Nhân dân và về tính tối cao, toàn diện, không hạn chế của quyền lực nhân dân. Ở đây Hiến pháp chính là sản phẩm của thể chế dân chủ, song đồng thời là công cụ để thực hiện hóa thể chế dân chủ. Chủ nghĩa hiến pháp phản ánh và vạch ra phương hướng để thể chế hóa tư tưởng dân chủ vào Hiến pháp, qua đó góp phần hiện thực hóa thể chế dân chủ.
Chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người
Quyền con người có tên tiếng Anh là human rights là một phạm trù đa diện, do đó có nhiều định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, từ góc độ khái quát nhất, có thể hiểu quyền con người là tất cả những gì mà theo lẽ tự nhiên và chính đáng tất cả các cá nhân trong gia đình nhân loại đều được hưởng, được làm, được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm.
Quan hệ giữa chủ nghĩa hiến pháp và quyền con người thể hiện qua hai khía cạnh chính:
Thứ nhất, đó là chủ nghĩa hiến pháp cổ vũ cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người thông qua việc xác lập nguyên tắc quyền lực nhà nước là do Nhân dân trao cho và chịu sự giám sát của Nhân dân. Từ nguyên tắc này, các quyền con người, quyền công dân là các bộ phận cấu thành không thể thiếu và đặc biệt quan trọng trong Hiến pháp của các quốc gia.
Thứ hai, quyền con người đặc biệt là các quyền dân sự, chính trị, góp phần bảo đảm tính thực tế của chủ nghĩa hiến pháp. Thông qua việc thực thi các quyền dân sự, chính trị, người dân tham gia vào việc giám sát, kiểm soát hoạt động của Nhà nước, từ đó các nguyên tắc chủ quyền tuyệt đối của Nhân dân, quyền lực nhà nước là có giới hạn và phải được kiểm soát mới được bảo đảm.
Xem thêm hợp đồng tặng cho
Chủ nghĩa hiến pháp và pháp quyền
Pháp quyền có tên tiếng Anh là rule of law có thể được hiểu một cách ngắn gọn là một nguyên tắc quản trị quốc gia mà trong đó tất cả mọi cá nhân, tổ chức, thiết chế, cả công cộng lẫn tư nhân, kể cả các cơ quan, quan chức nhà nước đều phải tuân thủ theo pháp luật.
Theo Liên hợp quốc, pháp quyền đồng thời là đòi hỏi phải có các biện pháp bảo đảm sự tuân thủ không chỉ nguyên tắc thượng tôn pháp luật, mà còn các nguyên tắc khác như bình đẳng trước pháp luật, công bằng trong áp dụng pháp luật, sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý nhà nước. Đặc biệt theo nguyên tắc pháp quyền, pháp luật do nhà nước xây dựng phải được công bố công khai, phù hợp với các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế.
Như vậy có thể thấy pháp quyền là một khái niệm có nội hàm gần gũi với chủ nghĩa hiến pháp. Xét về bản chất cả pháp quyền và chủ nghĩa hiến pháp đều đề cập đến mối quan hệ giữa Nhà nước và Nhân dân đều nằm trong giới hạn hạn, kiểm soát quyền lực Nhà nước. Trong mối quan hệ này, chủ nghĩa Hiến pháp xác lập cơ sở lý luận nền tảng về nguồn gốc và bản chất của quyền lực nhà nước, trong khi pháp quyền thể chế hóa những nguyên tắc của chủ nghĩa hiến pháp về sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua việc đặt Nhà nước dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Xem thêm hợp đồng đặt cọc mua nhà
  

Üzenőfal

Még nem írt senki az üzenőfalára. Legyél Te az első!