Thêu vi tính là hình thức thêu công nghiệp sử dụng máy móc hiện đại. Máy thêu vi tính sử dụng để thêu logo, phù hiệu, hoa văn, họa tiết lên sản phẩm quần áo,nón,túi xách
Đâu đó trong cuộc đời bạn nghe ai đó nhắc đến cụm từ "thêu vi tính" trên quần áo đồng phục? Vậy có bao giờ bạn thắc mắc tự hỏi thêu vi tính là gì? Nó có ưu nhược điểm gì? Hay công nghệ thêu của nó là như thế nào không?
Thêu vi tính có ưu nhược điểm gì?
Thêu vi tính có thể thêu được logo, phù hiệu, họa tiết, hoa văn lên mẫu hết các sản phẩm quần áo, mũ nón, giày dép, túi xách, khăn tắm,... trong thời gian nhanh chóng, chi phí thấp và chất lượng rất tuyệt vời. Tuy nhiên, với mọi công cụ đều có những ưu và nhược điểm riêng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của phương pháp thêu máy này nhé.
Ưu điểm:
-
Có thể thêu số lượng lớn logo trên nhiều sản phẩm giống hệt nhau.
-
Thời gian thêu rất nhanh với sự điều khiển của hệ thống máy móc,
-
Chất lượng hình thêu cực kỳ tốt, không bị ảnh hưởng bởi chất tẩy rửa thông thường.
-
Mũi thêu đa dạng, phong phú, có thể thêu phối nhiều màu sắc khác nhau trên một mẫu thêu.
-
Máy vận hành tự động nên tiết kiệm được rất nhiều nhân công.
Nhược điểm:
-
Thêu vi tính không phù hợp thêu hình quá lớn, quá cầu kỳ, phức tạp hay nhiều chi tiết nhỏ.
-
Độ sắc nét của hình thêu không cao bằng phương pháp thêu thủ công.
-
Đừng nét thêu kém mềm mại, thô hơn thêu thủ công.
-
Không thêu được trên một số loại vải mỏng, mềm.
-
Thêu máy phù hợp thêu số lượng lớn
-
Thêu máy phù hợp thêu số lượng lớn
TOPTEK - Cung Cấp Máy May Công Nghiệp Hàng Đầu Việt Nam
Quy trình thêu vi tính
Để thêu ra một sản phẩm hoàn chỉnh bằng máy thêu cần trải qua một số bước nhất đinh như: Chuẩn bị nguyên liệu, thiết kế mẫu, chạy máy. Các bước cơ bản để thêu vi tính như sau:
-
Bước 1: Lên mẫu thiết kế trên phần mềm Wilcom E2, Tajima,...
-
Bước 2: Xuất file thiết kế sang định dạng theo từng loại máy thêu, lưu vào máy tính hoặc USB.
-
Bước 3: Xác định vị trí thêu trên vải, sau đó cố đinh vải vào khung thêu(có thể là khung tròn hoặc elip).
-
Bước 4: Xác định vị trí thêu trên bản thiết kế. Khởi động máy và giám sát quá trình thêu.
-
Bước 5: Sau khi máy thêu xong thì lấy ra khỏi máy và cắt bỏ lớp giấy dựng là có sản phẩm hoàn thiện.
Tham khảo các loại máy may công nghiệp chất lượng